You are here

Hội Nhạc sĩ Việt Nam

Website: http://hoinhacsi.vn/

Hội Nhạc sĩ Việt Nam là tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp của những người hoạt động âm nhạc trong lĩnh vực sáng tác, lý luận, biểu diễn và đào tạo âm nhạc trong phạm vi toàn quốc Việt Nam và trong các quan hệ trao đổi về âm nhạc với các tổ chức âm nhạc quốc tế.

Thành lập 30 tháng 12 năm 1957 Trụ sở chính 51 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Hội nhạc sĩ Việt Nam có thành viên là các nhạc sĩ Việt Nam, các tổ chức hoạt động âm nhạc-văn hóa nghệ thuật tại Việt Nam. Chủ tịch Hội hiện nay là nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân. Hội nhạc sĩ Việt Nam trực thuộc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ban chấp hành trung ương Hội gồm Ban thường vụ, Hội đồng nghệ thuật và Ban kiểm tra.

HỘI NHẠC SĨ VIỆT NAM - 60 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC (1957-2017)

60 năm - tròn một hoa giáp. Người 60 tuổi gọi là "kỳ lão" được làm lễ "lục tuần" hay "đáo tuế" (trở lại chu kỳ 60 năm), tức là lễ thọ tạ ơn đất trời.

60 năm tuổi của Hội Nhạc sĩ không chỉ tựa như cuộc đời một con người, mà là cộng lại nhiều cuộc đời của nhiều thế hệ, là sự liên kết và nối tiếp sự nghiệp âm nhạc của trên 1500 hội viên, trong đó nhiều người đã ra đi mà tác phẩm vẫn để lại cho đời, nhiều người đang tiếp tục sáng tạo góp phần vào sự nghiệp âm nhạc chung của đất nước.

Trước khi thành lập, Hội Nhạc sĩ đã được thai nghén không phải 9 tháng 10 ngày, mà trong suốt 12 năm, tròn một giáp: ngay sau ngày lập nước vào 25/9/1945 đã ra mắt Đoàn Âm nhạc - một đoàn thể nhạc sĩ ở Hà Nội có mục đích gây dựng nền âm nhạc Việt Nam mới, một trong những hạt nhân hình thành nên Hội Văn hóa Cứu quốc (tiền thân của các hội nghệ thuật sau này trong đó có Hội Nhạc sĩ).
60 năm - 9 khóa, mỗi khóa là một chặng đường phát triển theo lịch sử đất nước. Xin điểm qua vài nét mỗi nhiệm kỳ để thấy Hội Nhạc sĩ đã lớn lên như thế nào trong suốt quá trình "đồng hành cùng dân tộc" trải qua mấy thập niên chiến tranh gian khổ, những bộn bề thời hậu chiến và công cuộc đổi mới cuối thế kỷ XX, rồi những cơ hội và thử thách đầu thế kỷ XXI.

Thành tựu hoạt động của Hội Nhạc sĩ đã được nhận bằng Huân chương Độc lập hạng I (1987), Huân chương Hồ Chí Minh (1997), Huân chương Sao Vàng (2007), Danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân (2014).

Hội Nhạc sĩ Việt Nam là tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp của những người hoạt động âm nhạc trong lĩnh vực sáng tác, lý luận, biểu diễn và đào tạo âm nhạc trong phạm vi toàn quốc Việt Nam và trong các quan hệ trao đổi về âm nhạc với các tổ chức âm nhạc quốc tế.

Thành lập 30 tháng 12 năm 1957 Trụ sở chính 51 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Hội nhạc sĩ Việt Nam có thành viên là các nhạc sĩ Việt Nam, các tổ chức hoạt động âm nhạc-văn hóa nghệ thuật tại Việt Nam. Chủ tịch Hội hiện nay là nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân. Hội nhạc sĩ Việt Nam trực thuộc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ban chấp hành trung ương Hội gồm Ban thường vụ, Hội đồng nghệ thuật và Ban kiểm tra.

HỘI NHẠC SĨ VIỆT NAM - 60 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC (1957-2017)

60 năm - tròn một hoa giáp. Người 60 tuổi gọi là “kỳ lão” được làm lễ “lục tuần” hay “đáo tuế” (trở lại chu kỳ 60 năm), tức là lễ thọ tạ ơn đất trời.

60 năm tuổi của Hội Nhạc sĩ không chỉ tựa như cuộc đời một con người, mà là cộng lại nhiều cuộc đời của nhiều thế hệ, là sự liên kết và nối tiếp sự nghiệp âm nhạc của trên 1500 hội viên, trong đó nhiều người đã ra đi mà tác phẩm vẫn để lại cho đời, nhiều người đang tiếp tục sáng tạo góp phần vào sự nghiệp âm nhạc chung của đất nước.

Trước khi thành lập, Hội Nhạc sĩ đã được thai nghén không phải 9 tháng 10 ngày, mà trong suốt 12 năm, tròn một giáp: ngay sau ngày lập nước vào 25/9/1945 đã ra mắt Đoàn Âm nhạc - một đoàn thể nhạc sĩ ở Hà Nội có mục đích gây dựng nền âm nhạc Việt Nam mới, một trong những hạt nhân hình thành nên Hội Văn hóa Cứu quốc (tiền thân của các hội nghệ thuật sau này trong đó có Hội Nhạc sĩ).

60 năm - 9 khóa, mỗi khóa là một chặng đường phát triển theo lịch sử đất nước. Xin điểm qua vài nét mỗi nhiệm kỳ để thấy Hội Nhạc sĩ đã lớn lên như thế nào trong suốt quá trình “đồng hành cùng dân tộc” trải qua mấy thập niên chiến tranh gian khổ, những bộn bề thời hậu chiến và công cuộc đổi mới cuối thế kỷ XX, rồi những cơ hội và thử thách đầu thế kỷ XXI.

 Trong nửa chặng đường đã làm được nhiều việc:

Sự nối tiếp những thế mạnh của nhiệm kỳ 8: sự kết nối giữa các vùng miền qua hoạt động giao lưu và biểu dương lực lượng như liên hoan khu vực (trong đó luôn kèm theo hội thảo), trại sáng tác, chương trình ngày âm nhạc…

Sự kiện quốc gia: tổ chức biểu diễn opera Lá đỏ (5 đợt), các cuộc phát động sáng tác theo chủ đề, Liên hoan nhạc kèn 2017, các chương trình kỷ niệm sự kiện hoặc tôn vinh tác giả (hỗ trợ đêm tác giả Doãn Nho, Hoàng Dương, Huy Du, Thái Thị Liên…). Hoạt động biểu diễn gây dấu ấn trong đời sống xã hội còn có thể kể thêm 10 đêm nhạc Tình yêu Hà Nội của Hội Âm nhạc Hà Nội.

 Sự kiện quốc tế: Festival Âm nhạc mới Á - Âu 2016, cùng lúc với Hội nghị ACL (Hiệp hội các nhà soạn nhạc châu Á - Thái Bình Dương) tại Hà Nội.

Về xuất bản: ra kỷ yếu ảnh 60 năm âm nhạc Việt Nam đồng hành cùng dân tộc.

Thành tựu hoạt động của Hội Nhạc sĩ đã được nhận bằng Huân chương Độc lập hạng I (1987), Huân chương Hồ Chí Minh (1997), Huân chương Sao Vàng (2007), Danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân (2014).